Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về công nghệ nạp ắc quy, cấu tạo ắc quy.
Gồm 2 bản cực ( xét ắc quy chì axít ):
– Hai bản cực được nhúng trong dung dịch axít H2SO4 có nồng độ thích hợp. Khi đó sẽ xuất hiện một sức điện động E = +1,95 V trên mỗi ngăn của ắc quy. Nếu lấy nguồn E này cung cấp cho tải thì ngay lập tức nguồn E này bị sụt. Như vậy, nguồn E thực chất là nguồn giả trên ắc quy.
– Muốn ắc quy có thể cung cấp nguồn cho phụ tải trong thời gian lâu dài thì nó phải được nạp. Nguồn dùng để nạp cho ắc quy là nguồn điện một chiều. Khi nạp thì sức điện động tăng dần từ +1,95 V đến +2,4 V trên mỗi ngăn. Quá trình tăng chậm khoảng từ 8h đến 10h.
– Khi E = 2,4 V/ngăn thì trên các bản cực xuất hiện các bọt khí, lúc này E tăng nhanh ( E = 2,65 V/ ngăn ) trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 phút. Trên bản cực xuất hiện rất nhiều bọt khí gọi là hiện tượng sôi. Lúc này nếu ta lấy E để cấp điện cho phụ tải thì chỉ trong một thời gian ngắn E đã cạn. Vì vậy, ta phải tiếp tục nạp với mục đích cấp nguồn cho phụ tải trong thời gian lâu hơn. Do E thay đổi ít nên trong thời gian nạp này ta chỉ cho Inạp = 1/2 Inạp hiệu dụng kéo dài từ 2 đến 3h. Khi đó, E = 2,7 V/ngăn và lúc này ắc quy thật sự no.
Khi ắc quy đói, mang nguồn điện bên ngoài để nạp cho ắc quy. Xảy ra 2 trường hợp:
Theo các nhà nghiên cứu chế tạo ắc quy, lúc này nên với thông số: Inạp hiệu dụng = 5 ÷ 10 % so với dung lượng của ắc quy. Khi đó sẽ rút ngắn thời gian nạp đảm bảo độ bền.
Khi E = 2,4 V đến 2,65 V / ngăn, ắc quy đang sôi, nếu vẫn cấp Inạp hiệu dụng như trên thì ắc quy nhanh cạn điện dịch bên trong dẫn đến bản cực nhanh bị ăn mòn, nhiều trường hợp khí thoát không kịp còn bị nổ bình. Theo các nhà nghiên cứu, lúc này nên nạp với dòng nạp bằng 1/ 2 dòng nạp hiệu dụng. Dòng nạp lúc này gọi là dòng nạp no ( Inạp no ), thời gian nạp kéo dài từ 2 đến 3 h.